Các phần mềm khác

    Các phần mềm khác

So sánh các phần mềm ERP quản lý sản xuất hàng đầu

Tìm phần mềm phù hợp dễ dàng chỉ trong 3 bước
  • Ngành nghề sản xuất  ?
  • Số lượng nhân viên  ?
    Số lượng nhân viên sẽ giúp chúng tôi đo lường được năng lực cung cấp của nhà phát triển phần mềm đối với quy mô của công ty bạn...
Tìm Kiếm
1 2 3

Top 10 phần mềm ERP quản lý sản xuất được đánh giá nhiều nhất

Sắp xếp theo:

Infor Process Manufacturing Essentials Software
Quy trình sản xuất thông Essentials là một phần mềm tích hợp hệ thống được thiết kế để giải quyết đặc biệt quản lý và tự động hóa các nhu cầu của nhà sản xuất quá trình. Ngườ..
Epicor Manufacturing ERP
Epicor ERP là một bộ giải pháp ERP tích hợp đầy đủ các chức năng và có khả năng mở rộng linh hoạt từ phân hệ tài chính kế toán, kiểm kê hàng tồn kho (inventory), đến ho..
WinMain MES
Hệ thống phần mềm điều hành sản xuất (MES/Manufacturing Execution System) là một hệ thống điều khiển để quản lý và giám sát công việc trong quá trình sản xuất tại nhà máy. ME..
VNPT Tech MES
Phần mềm điều hành sản xuất VNPT Technology MES Phần mềm MES cung cấp công cụ và phương pháp điều hành sản xuất, giúp người quản lý tối ưu hóa dây chuyền và quy trình. Theo..
Sure ERP
SureERP® được thiết kế thành các module, ứng với từng phần hành công việc khác nhau, phù hợp với công việc của từng bộ phận phòng ban trong doanh nghiệp. Giải pháp tích hợp đầy đ..
Microsoft Dynamics NAV
Microsoft Dynamics NAV là bộ giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) dành cho các doanh nghiệp có quy mô vừa. Microsoft Dynamics NAV có thể áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động..
Microsoft Dynamics GP
Microsoft Dynamics GP Microsoft Dynamics GP là giải pháp phần mềm quản trị kế toán tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sau này được mở rộng thêm một loạt các mô-đun mới có khả năng tương thích với nhau và trở thành bộ giải pháp hoạch định n..
Microsoft Dynamics AX
Microsoft Dynamics AX là một hệ thống ERP thiết kế cho các doanh nghiệp có quy mô lớn. Đây là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp mạnh mẽ nhất, có khả năng mở rộng, và nhiều chức năng phong..
Ecount ERP
Các phân hệ Ecount ERP QUẢN LÝ KHO SẢN XUẤT BÁN HÀNG MUA HÀNG KẾ TOÁN BẢNG LƯƠNG QUẢN LÝ NHÓM ..
CNS MRP - Phần mềm quản trị sản xuất
GIỚI THIỆU CHUNG Là phần mềm phục vụ công tác quản lý quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. CNS MRP được CNS thiết kế và xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của cá..
Bravo - Phần mềm kế toán
Sản phẩm Phiên bản mới của phần mềm tài chính - kế toán BRAVO mang tên Bravo7. Với tầm nhìn cung cấp giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp (ERP), thiết kế của phần mềm kế toán Bravo dựa tr&e..

Tổng quan phần mềm ERP quản lý sản xuất

Tại Việt Nam có nhiều giải pháp phần mềm giải quyết các yêu cầu ở nhiều khía cạnh khác nhau trong sản xuất, từ lúc thiết kế sản phẩm cho đến khi bàn giao thành phẩm cho khách hàng. Chúng tôi soạn ra cuốn cẩm nang hướng dẫn mua phần mềm này để giúp các nhà sản xuất dạo qua một thị trường phần mềm khá phức tạp này. erp-manufacturing-phan-mem-quan-ly-san-xuat-tong-the

Trong chuyên mục này chúng tôi sẽ lần lượt đề cập:

Phần mềm quản lý sản xuất là gì?

Phần mềm quản lý sản xuất thường là một giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể (ERP) chuyên ngành sản xuất, giúp lên kế hoạch, thực hiện các dự án sản xuất bằng cách quản lý các nhà cung cấp, nguyên vật liệu, nhân công và chi phí sản xuất và cả việc hỗ trợ duy trì quan hệ với các khách hàng tiêu dùng. Do vậy phần mềm quản lý sản xuất thường tập hợp hầu hết các chức năng của ERP, từ hệ thống kế toán sản xuất được sử dụng trên toàn chi nhánh công ty, cho đến phân hệ lập kế hoạch sản xuất (MRP) chỉ được sử dụng giới hạn tại từng cơ sở sản xuất. Dù là một hệ thống đơn giản hay phức hợp, phần mềm quản lý sản xuất luôn giúp tăng hiệu quả sản xuất, cải thiện quy trình quản lý vòng đời sản phẩm - từ khâu thiết kế sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất, cho đến các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác (field service/work order).

Các ứng dụng chính của phần mềm quản lý sản xuất

Chức năng Mô tả
Lập kế hoạch nguyên vật liệu (MRP) Lập kế hoạch nguyên vật liệu (Material Requirements Planning), hay còn gọi là "hoạch định nguồn lực sản xuất" là chức năng tự động hóa quy trình công việc tiền sản xuất. Các chức năng chính bao gồm lập kế hoạch, tính toán chi phí nguyên vật liệu, nhân công và thiết bị; tự động lập bảng giá, chuẩn bị đơn đặt hàng; và lên kế hoạch sản xuất. Phần mềm tiên tiến cũng có khả năng xử lý các thông báo giao hàng (shipping notification) từ nhà cung cấp nhằm giảm thiểu những đơn hàng sai sót cũng như hàng hóa bị lỗi. Bất kỳ thay đổi nhỏ về đơn hàng (số lượng, thành phần...) cũng sẽ được phần mềm tự động cập nhật tức thì trong báo cáo kiểm kê hàng tồn kho (inventory cycle count, kê khai thường xuyên).
Hệ thống điều hành sản xuất (MES) Phần mềm điều hành sản xuất (Manufacturing Execution System) có khả năng kiểm soát hoạt động sản xuất hiện tại cũng như các nghiệp vụ khác trong xưởng sản xuất. Các chức năng chính bao thu thập dữ liệu sản phẩm, phân phối công việc, báo cáo tiến độ công việc, theo dõi tình trạng sản xuất, theo dõi nhân công (điều động nhân công, quản lý năng lực), quản lý tài nguyên sản xuất (tình hình sử dụng trang thiết bị/máy móc...), quản lý quy trình (các bước trong quy trình, tham số để vận hành thiết bị tại mỗi bước), phân tích điều hành (các nhóm thực hiện công việc thế nào; khả năng hiện tại của nhà máy; có nên nhận hợp đồng ngay không), báo cáo phế liệu, quản lý chất lượng, quản lý bảo trì trang thiết bị...
Kế toán sản xuất Quản lý tất cả các giao dịch và nghiệp vụ tài chính của một doanh nghiệp sản xuất. Ngoài các chức năng kế toán cơ bản như sổ cái chung, tài khoản phải trả/phải thu, quản lý hàng tồn kho, quản lý tiền lương... các ứng dụng kế toán sản xuất cao cấp còn được bổ sung thêm như quản lý đặt hàng, quản lý mua hàng, thay đổi đơn đặt hàng, báo cáo quy trình tiến độ sản xuất, tính giá nhân công vào chi phí sản xuất...
Hoạch định kế hoạch sản xuất Chức năng lập kế hoạch sản xuất (Production Planning & Scheduling) bao gồm rà soát hạn mức các loại hàng tồn kho, theo dõi thời hạn giao hàng và ra quyết định nhập hàng dựa trên tiến độ sản xuất (make versus buy decision). Đây là một tập hợp con của phần mềm lập kế hoạch nguyên vật liệu (MRP); thông thường chức năng hoạch định và lập kế hoạch sản xuất không bao gồm các tính năng đặt hàng tự động hay theo dõi hàng tồn kho.
Quản lý vòng đời sản phẩm Phân hệ quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) tổ chức tất cả các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất cho từng sản phẩm, từ công tác thiết kế, sản xuất, đến trình bày và giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ sử dụng. Các chức năng chính có thể kể ra bao gồm phần mềm thiết kế sản phẩm (CAD, CAE, CAM), công thức lắp ráp/chế biến (BoM/bill of material), quản lý dữ liệu sản phẩm (hướng dẫn sử dụng, catalog)...

Những lợi ích của phần mềm quản lý sản xuất

Khi triển khai phần mềm ERP sản xuất, doanh nghiệp ứng dụng có cơ hội nhận được những giá trị sau:

Tầm nhìn bao quát tổng thể. Một trong những lợi ích lớn nhất của giải pháp quản trị sản xuất là giúp nhà quản lý có thể truy cập và quan sát (visibility) các các bản báo cáo và phân tích về toàn bộ quy trình sản xuất một cách chính xác, nhất quán và theo thời gian thực. 

Hợp tác hiệu quả. Tất cả mọi người trong doanh nghiệp, từ đội ngũ kỹ sư, công nhân sản xuất đến các phòng ban tài chính, bán hàng đều có thể quan sát được toàn bộ quy trình sản xuất (thiết kế sản phẩm, hoạch định nguồn lực, tình trạng máy móc, trạng thái sản xuất, kiểm soát chất lượng, hàng tồn kho, doanh thu bán hàng), qua đó, phối hợp với nhau để thực hiện quy trình sản xuất mượt mà và hiệu quả hơn.

Quy trình sản xuất xanh hơn. Hoạch định và kiểm soát tốt sẽ dẫn tới hoạt động sản xuất tiết kiệm hơn và giúp doanh nghiệp cải thiện tích cực các chỉ số về môi trường. Văn bản bằng giấy giấy tờ được thay thế bằng các văn bản điện tử, doanh nghiệp sẽ cắt giảm được nhiều chi phí cho mực in văn phòng...

Hỗ trợ sản xuất tinh gọnQuy trình sản xuất tinh gọn (lean manufacturing) giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí hiệu quả theo nhiều khía cạnh khác nhau. Thực vậy, lập hoạch định tài nguyên chính xác, phân bổ nguồn lực hợp lý, điều hành sản xuất hiệu quả sẽ giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất công việc, giảm lãng phí, tránh sai sót và giao hàng đúng hẹn. 

Truy xuất tài liệu tuân thủ pháp chế. Nhiều nhà sản xuất buộc phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về việc sử dụng nguyên-vật liệu, về sản phẩm họ sản xuất ra. Do vậy, phần mềm quản lý sản xuất có thể giúp người sử dụng truy xuất các văn bản pháp quy cần thiết mỗi khi đặt mua hàng hay tiếp nhận nguyên vật liệu và trang thiết bị.

Doanh nghiệp bạn cần loại phần mềm ERP sản xuất nào?

Tùy các ngành nghề hoạt động khác nhau hoặc những yêu cầu riêng của nhà sản xuất, phần mềm quản lý sản xuất có thể được thiết kế bằng việc gắn thêm hay tháo bớt, hoặc thay đổi các thành phần, hoặc phát triển cho phù hợp với những yêu cầu riêng biệt dựa trên thực tế hoạt động của doanh nghiệp ứng dụng kết hợp với kinh nghiệm được tích luỹ của nhà phát triển giải pháp. Tính đặc thù của phần mềm sản xuất phụ thuộc vào ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp bạn, trải nghiệm của bạn như thế nào và mục đích của bạn ra sao. Dưới đây là một số kịch bản mua phần mềm phổ biến.

Bạn đang tìm kiếm giải pháp tổng thể hoặc, bổ sung thêm chức năng vào hệ thống phần mềm độc lập hiện tại. Các doanh nghiệp sản xuất lớn đánh giá cao các bộ giải pháp ERP sản xuất tổng thể có khả năng tích hợp liền mạch dữ liệu và quy trình nghiệp vụ của nhiều mô-đun phần mềm sản xuất khác nhau. Ví dụ, một bộ giải pháp ERP sản xuất tổng thể có khả năng tích hợp liền mạch các mô-đun lập kế hoạch nguyên vật liệu, quản lý tiến độ công việc, kế toán sản xuất sẽ cho phép tự động hạch toán bảng dự toán chi phí sản xuất vào ngân sách dự án sản xuất, và sau đó lên kế hoạch giải ngân và phân bổ chi phí nhân công theo tiến độ dự án sản xuất.
Nếu bạn là một nhà sản xuất lớn, bạn nên xem xét các bộ giải pháp ERP quản lý sản xuất tổng thể dành cho doanh nghiệp như SAP, Oracle, Sage ERP hoặc Microsoft Dynamics AX. Chúng tôi đề xuất các hệ thống phần mềm ...... cho các công ty vừa và nhỏ.

Bạn đang điều hành cơ sở sản xuất của một chi nhánh thuộc một công ty mẹ. Một doanh nghiệp sản xuất có nhiều công ty con cần một hệ thống phần mềm có khả năng tương tác liên chi nhánh hiệu quả. Các công ty con do có quy mô nhỏ hơn nên sẽ cần phần mềm ít mạnh mẽ hơn và chạy bổ sung cho hệ thống phần mềm lớn hơn được sử dụng tại tổng công ty. Như vậy, các công ty có nhiều đại điểm sản xuất khác nhau sẽ có nhu cầu sử dụng một bộ giải pháp ERP quản trị sản xuất hai cấp (two-tier ERP).

​Bạn cần phải cải thiện một quy trình sản xuất nào đó. Một số doanh nghiệp thấy rằng họ chỉ cần một ứng dụng phần mềm riêng lẻ, chẳng hạn như phần mềm hoạch định nguồn lực sản xuất (MRP), hay hệ thống điều hành sản xuất (MES)... nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Ví dụ, nếu cơ sở sản xuất của bạn là phân xưởng gia công chế tạo các miếng thép tấm, phần mềm MRP sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định nguyên liệu và lên kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng có yêu cầu khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là sự lựa chọn hàng đầu của các đơn vị gia công có phạm vi sản xuất khiêm tốn.

Hàng hóa sản xuất của bạn là các sản phẩm chế biến. Phần mềm quản lý sản xuất đại trà khó có thể triển khai áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa theo công thức chế biến (process manufacturer) như thực phẩm đồ uống, mỹ phẩm hóa chất, dược phẩm, hàng tiêu dùng, đồ gia dụng... Các doanh nghiệp này cần khả năng kết hợp phân hệ quản lý hàng tồn kho được tích hợp với hệ thống lập kế hoạch nguyên vật liệu (MRP). Thực vậy, hàng tồn kho của các doanh nghiệp này chủ yếu là những nguyên vật liệu, do vậy phần mềm quản lý sản xuất chế biến phải có khả năng định lượng nguyên liệu (bill of materials) mạnh mẽ, cho phép điều chỉnh linh hoạt công thức chế biến theo các đơn vị đo lường khác nhau.

Một số ngành nghề sản xuất đặc thù có máy móc chế tạo đặc biệt (tầng thiết bị, tầng điều khiển) và có yêu cầu hệ thống điều khiển của nó tích hợp với phần mềm quản lý sản xuất (tầng MES) để đạt mục đích nào đó. Ví dụ ngành dệt may luôn mong muốn hệ thống CAD/CAE/CAM (phần mềm thiết kế mẫu mã, mô phỏng và lập trình gia công) được tích hợp với giải pháp quản trị sản xuất ERP để giúp tính giá thành sản phẩm ngay từ lúc nằm trên bản vẽ thiết kế. Chính vì vậy, chúng tôi đã soạn ra các chuyên đề hướng dẫn mua phần mềm sản xuất dành cho các ngành nghề đặc thù khác nhau như may mặc, hóa chất, điện tử, thực phẩm-đồ uốngdược phẩm...

Xu thế thị trường

Dưới đây là các xu hướng thị trường đáng để bạn quan tâm khi xem xét mua phần mềm quản lý sản xuất:

Mua bán sáp nhập. Các nhà cung cấp lớn như Infor, Oracle và Microsoft đang mua các nhà cung cấp nhỏ ở các thị trường ngách để tăng độ phủ của thị trường cũng như cung cấp nhiều chức năng hơn cho khách hàng. Với rất nhiều các nhà cung cấp và các sản phẩm trên thị trường bị phân thành nhiều mảnh này, xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai gần.

Nhận diện hàng tồn kho thông minh. Việc sử dụng máy quét mã vạch (barcode scanner) một chiều để nhận diện hàng hóa, thiết bị đã được sử dụng từ lâu trong phần mềm quản lý sản xuất. Gần đây, một số phần mềm sản xuất cho phép người sử dụng nhận diện sản phẩm bằng công nghệ tần số vô tuyến (RFID) cho phép nhận dạng sản phẩm từ xa, kiểm kê thiết bị, hàng tồn kho. Một số phần mềm còn sử dụng mã vạch hai chiều (QR code) trong đó có chứa thông tin mô tả để bổ sung nhận diện cho số serie sản phẩm, số model...

Áp dụng công nghệ điện toán đám mây. Phần mềm online ứng dụng trong quản lý sản xuất vẫn còn chưa phổ biến. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nhà sản xuất đang lựa chọn ứng dụng phần mềm SaaS để quản lý sản xuất vì nó giúp doanh nghiệp không phải bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu lớn, cũng như cắt giảm được chi phí duy trì hạ tầng CNTT để chạy phần mềm. SaaS làm giảm chi phí bảo trì cơ sở hạ tầng máy tính và giải phóng vốn để đầu tư trang thiết bị cửa hàng và những nơi khác.

Thiết bị di động. Cho đến nay, hầu hết các nhà quản lý sản xuất vẫn phải làm việc trên các máy tính trạm cố định. Mặc dù họ vẫn được các thiết bị di động hỗ trợ trong việc quét nhận diện sản phẩm và kiểm kê hàng tồn, nhưng thông tin mới cập nhật vẫn phải được ghi nhớ hoặc viết ra giấy trước khi được nhập lại vào máy tính. Xu thế mới là phải có các máy trạm hoàn toàn di động giúp nhà quản lý kho sử dụng phần mềm quản lý sản xuất để thao tác nhận diện sản phẩm và kiểm kê hàng tồn ngay trên các thiết bị di động.

Chuyên mục này theo bạn cần phải cải thiện điều gì? Hãy gửi email cho tác giả!
Chúng tôi rất trân trọng và cảm ơn ý kiến phản hồi của bạn!

Trong vòng 24h, các chuyên gia tại Tư Vấn Phần Mềm sẽ giúp lọc ra các sản phẩm phù hợp với tổ chức của bạn. Hãy gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí! 0903 22 0809




© 2013 Tư Vấn Phần Mềm

MỜI HỢP TÁC

TVPM đang mong muốn hợp tác với các đơn vị có năng lực xây dựng BỘ PHẦN MỀM TÍCH HỢP (bán hàng POS, kế toán, giao nhận, TMĐT...) để cùng với TVPM nâng cấp tuvanphanmem.vn thành một nền tảng marketing và kinh doanh phần mềm hữu hiệu, trên tinh thần cùng nhau khai thác kinh doanh và cùng nhau có lợi!

Mọi quan tâm xin liên hệ:
Tel: 0903220809 ; Email: contact@shopply.vn